1. Có nên dùng tăm xỉa răng hay không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Các chuyên gia đã đưa ra những lí do sau để khuyên các bạn không nên xỉa răng bằng tăm:
- Tạo ra khe hở giữa các răng: Xỉa răng thường xuyên sẽ tạo ra khe hở giữa hai răng dẫn đến khiến cho thức ăn bị kẹt ở giữa nhiều hơn.
- Gây mòn răng: Dùng răng chọc giữa hai kẽ răng để loại bỏ thực phẩm sẽ gây ra sự mài mòn răng và dẫn đến chảy máu lợi.
- Tổn thương chân răng: Dùng tăm không chỉ ảnh hưởng tới lợi mà còn gây tổn thương cho chân răng, trong một số trường hợp sẽ gây đau và chảy máu chân răng.
- Hơi thở có mùi hôi: Sử dụng tăm có thể không loại bỏ được hết những mảnh vụn thực phẩm bám ở các kẽ răng. Do vậy, sẽ gây hôi miệng.
Thay vì dùng tăm, bạn hãy dùng chỉ nha khoa và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ giúp loại bỏ thức ăn sạch hơn và không ảnh hưởng tới răng và lợi.
2. Vệ sinh răng miệng định kỳ
Bạn có biết, 6 tháng là thời gian vôi răng hình thành. Nếu càng để lâu, vôi răng tưởng chừng vô hại sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng; nghiêm trọng là MẤT RĂNG:
- Hơi thở nặng mùi, hôi miệng.
- Tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương, tăng nguy cơ sâu răng.
- Nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng.
- Bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
- Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
- Tụt nướu làm lộ chân răng.
- Các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng. Đây là nguyên nhân khiến răng lung lay, rụng răng.
3. Răng thưa ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Răng thưa ảnh hưởng đến sức khoẻ như:
- Hạn chế khả năng ăn nhai.
- Vệ sinh răng miệng khó khăn, dễ mắc các vấn đề bệnh lý
- Thẩm mỹ về gương mặt, nụ cười kém duyên
- Rào cản về phát âm, tự ti khi giao tiếp, giảm hiệu quả công việc
Để khắc phục răng cửa thưa có nhiều cách, tùy vào từng trường hợp răng mà có những giải pháp điều trị thích hợp.
Có 4 giải pháp được chuyên gia khuyến cáo: niềng răng, trám răng, dán sứ veneer, bọc răng sứ.
4. Bọc răng sứ có đau không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bọc răng sứ thực tế không đau như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng cần điều trị. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và không có cảm giác ê buốt hay khó chịu khi thực hiện. Đồng thời, mài răng xong, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm giúp chống ê buốt. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm đau không nhé.
Ngoài ra, việc bọc răng sứ có đau không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Kỹ thuật mài cùi răng
- Kỹ thuật lắp mão răng sứ
- Tình trạng răng miệng của bệnh nhân
Để tránh đau nhức khi bọc răng sứ thì cùi răng phải khỏe mạnh và không bị viêm tủy hoặc sâu răng. Nếu trường hợp răng có vấn đề cần tiến hành điều trị trước. Như vậy sẽ đảm bảo sự thoải mái trong quá trình bọc sứ. Có thể thấy, bọc răng sứ có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, dù là do yếu tố nào thì việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín là vô cùng quan trọng.
Nha khoa Song Đức với đội ngũ Bs. Minh Tuấn & Bs. Bảo Hùng: sẵn sàng mang đến quý khách hàng dịch vụ bọc răng sứ tin cậy, uy tín.
Để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề răng miệng, quí khách có thể dễ dàng đăng kí khám và tư vấn qua số điện thoại 0901 660 159.
Nha Khoa Song Đức
TK 15/3 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Giờ làm việc: 13h00 – 20h00
Ngày làm việc: Thứ 2 – Thứ 7
Điện thoại: 0901 660 159
Email: [email protected]
Website: https://nhakhoasongduc.com