Nha Khoa Song Đức

Cách trị hôi miệng tại nhà

nhakhoaSongDuc

Để vệ sinh răng miệng đúng cách, bác sĩ khuyên, mỗi người nên uống nhiều nước để giữ ẩm và chọn kem đánh răng từ dược liệu tự nhiên.  


Chị Hoài Thương (28 tuổi, ở Hà Nội) là nhân viên kinh doanh, công việc phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Gần đây, chị cảm thấy không tự tin khi cảm nhận hơi thở của mình có mùi.
“Tôi thật sự cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống, công việc đều bị ảnh hưởng. Nói chuyện với khách hàng, tôi không tự tin, cảm thấy không thoải mái”, chị Thương tâm sự.
Không muốn tình trạng này kéo dài, chị Thương đi khám. Qua kiểm tra, các bác sĩ thông báo, hơi thở chị có mùi do vi khuẩn sinh sôi, phát triển từ trong miệng, chúng phá vỡ các mảnh vụn thức ăn và tạo ra các  hợp chất phát ra mùi tương tự mùi trứng thối.
Bác sĩ cũng cho biết, chị Thương bị hôi miệng do thói quen vệ sinh răng miệng chưa khoa học, thói quen xỉa răng không thể kéo hết thức ăn còn sót, vi khuẩn sinh sôi, gây hôi miệng.
Việc xỉa răng khiến phần lợi của chị bị trầy xước, có lúc sưng đỏ, chảy máu kẽ chân răng. Bác sĩ thông báo, đây là dấu hiệu sớm của bệnh viêm lợi, một nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhưng nhiều người chủ quan, bỏ qua.
Theo Tiến sĩ.Trần Cao Bính – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hôi miệng có thể do uống rượu, hút thuốc lá, ăn các thực phẩm như tỏi, hành, thức ăn cay… Ngoài ra, người sâu răng, vừa nhổ răng, có lỗ hổng sâu răng, nhiều mảng cao răng, các bệnh viêm quanh răng, nhiệt miệng, tổn thương trong khoang miệng, người đeo niềng răng, răng giả, vi khuẩn dễ tích tụ ở các kẽ niềng, kẽ răng, gây ra mùi hôi.

 

skrm

Viêm lợi cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhưng nhiều người chủ quan bỏ qua.

 

Bác sĩ khuyên, để vệ sinh răng miệng đúng cách, chị Thương cần uống nhiều nước để giữ ẩm miệng, tập thói quen đánh răng 2 lần một ngày. Chị nên chú trọng vệ sinh kỹ các góc cạnh của miệng, loại bỏ các thức ăn thừa dính ở các kẽ răng. Ngoài ra, chị cần đánh, cạo lưỡi ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nếu có các bệnh lý trong miệng cần đi khám nha khoa để điều trị sớm.
Ngoài ra, việc lựa chọn kem đánh răng cũng quan trọng, chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn kem đánh răng dược liệu tự nhiên chiết xuất từ đinh hương, bạc hà… Đông y ghi nhận một số vị dược liệu có tác dụng chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được nghiên cứu, chiết xuất như: vỏ quả cau, đinh hương, cam thảo, một dược, hoa hòe, keo ong…
Đinh hương có vị cay, kháng khuẩn, khử mùi, được dùng trong nhiều bài thuốc giúp giảm các bệnh về răng miệng. Tinh chất Bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, tạo hơi thở thơm mát, tự nhiên. Sự phối hợp hài hoà giữa 2 vị này sẽ giúp tăng tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây mùi.
Nụ hoa đinh hương dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ. Ngoài ra, đinh hương còn được dùng trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp.
Theo chuyên gia, kem đánh răng từ dược liệu không chỉ làm sạch răng lợi, an toàn, ngừa sâu răng, mảng bám răng, giữ răng sáng bóng mà còn giúp tăng cường máu lưu thông dưới tủy răng, lợi, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng lợi từ bên trong. Kem đánh răng dược liệu cũng giúp khử mùi hôi miệng, giữ hơi thở thơm mát.

Ngọc Thi

(Theo vnexpress.net)